Sáng tạo những bữa cơm cho cả nhà luôn là niềm vui của Mẹ, thế nhưng công việc này không hề dễ chút nào vì Mẹ vừa phải nghĩ xem làm thế nào để món ăn vừa ngon lại còn phải đầy đủ dinh dưỡng nữa.
Món Ngon Mỗi Ngày rất hiểu nỗi lòng của Mẹ, nên sẽ tiếp sức và tạo động lực thêm cho Mẹ bằng một số bí kíp kết hợp nguyên liệu cực kỳ tuyệt vời này nhé!
Nguyên liệu nếu phối hợp đúng sẽ làm tăng giá trị dinh dưỡng – Ảnh: redhousespice
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng, nếu Mẹ biết cách chế biến và phối hợp các loại thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày, sẽ giúp cơ thể cả nhà hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất.
Vậy phối hợp nguyên liệu thế nào là phù hợp nhất đây?
1. Cà chua + trứng
Trong trứng gà có chứa rất nhiều đạm và các loại vitamin thế nhưng lại thiếu Vitamin C. Trong khi đó cà chua lại có nhiều Vitamin C, nếu nấu chung hai nguyên liệu không những sẽ là một món ăn ngon miệng còn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, Mẹ lưu ý phải sử dụng cà chua chín đỏ để chế biến thức ăn, bởi trong cà chua xanh có chứa một độc tố tên là solanin gây ngộ độc. Chất độc này sẽ không còn nữa nếu quả cà chua đã chín đỏ mọng.
Trứng nên chế biến chung với cà chua chín – Món Nicoise salad (Salad trứng cá ngừ)
2. Gan heo + cải bó xôi, cần tây,…
Trong gan heo có nhiều khoáng chất tốt cho máu như acid folic, vitamin A, B12…, cải bó, cần tây, ớt chuông, măng le,…xôi cũng chứa thành phần tương tự như gan heo, vậy nên ăn món có hai nguyên liệu này có tác dụng điều trị thiếu máu rất tốt.
Gan heo còn rất hợp khi nấu chung với cần tây, ớt chuông, măng le,… – Món Gan heo xào chua ngọt
3. Thịt dê + gừng
Thịt dê và gừng đều mang tính ấm, khi nấu chung sẽ có tác dụng giữ ấm ruột, chữa đau bụng do cảm lạnh cực kỳ hiệu quả.
4. Thịt gà + hạt dẻ, hạt điều
Theo thuyết ngũ tạng từ xa xưa để lại, thịt gà có tác dụng bổ tỳ (lá lách); hạt dẻ/ hạt điều lại kiện tỳ (tì suy, gây đầy bụng, khó chịu, mệt mỏi). Vì vậy khi kết hợp, thịt gà sẽ bù đắp phần còn thiếu, không hạn chế chức năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể do hạt điều/ hạt dẻ mang lại và giúp ổn định hệ tiêu hóa.
Món ngon từ thịt gà và hạt điều – Gà xào hạt điều
5. Cá + đậu hũ
Đậu hũ có chứa nhiều đạm nhưng thiếu methionin (Một loại axit amin cơ thể cần để để tạo ra các protein), trong khi đó cá chứa nhiều methionin. Nếu chế biến chung hai nguyên liệu này lại với nhau sẽ nâng cao giá trị dinh dưỡng về đạm hơn.
6. Tỏi và cá
Ngoài đậu hũ, cá còn rất hợp với gừng và tỏi. Hầu hết các món hải sản rất giàu các khoáng chất như kẽm, sắt, đồng, iốt, Selen,… có tác dụng kháng viêm tự nhiên nhưng lại làm giảm cholesterol HDL (cholesterol tốt) trong cơ thể. Vì vậy nấu cá với gừng và tỏi không những hạn chế tiêu hao HDL, ngoài ra còn làm giảm mùi tanh của cá.
Ngoài đậu hũ, cá còn rất hợp với gừng và tỏi – Món Cá chim rim gừng tỏi
7. Bông cải xanh và mù tạt
Bông cải xanh là một nguồn vitamin C dồi dào, giàu chất chống oxy hóa và một hợp chất gọi là sulforaphane (chất này có đặc tính chống ung thư và tiểu đường). Sự hấp thu của sulforaphane sẽ có hiệu quả chống lại nhiễm trùng vi khuẩn ở đường tiết niệu, hệ thống bài tiết, hệ tiêu hóa và ruột kết tốt hơn nếu kết hợp với myrosinase (là enzim tạo nên chất sulforaphane) trong mù tạt.
8. Nghệ và cá hồi
Củ nghệ có đặc tính chống viêm và các bệnh về dạ dày, tá tràng,… kết hợp với lượng protein và Omega 3 trong cá hồi sẽ bảo vệ hệ thống thần kinh chống lại những ảnh hưởng của lão hóa, tăng mức độ HDL (cholesterol tốt), cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách ngăn ngừa cholesterol xấu.
Cá hồi kết hợp với cà ri và tiêu giúp ngừa ung thư – Món Cá hồi xốt cà ri me
Ngoài ra, Mẹ cũng có thể nấu, ướp cá hồi với cà ri và tiêu, vì cà ri và tiêu sẽ làm tăng hượng vị cho món ăn mà còn làm tăng ngăn ngừa ung thư gấp nhiều lần (do hàm lượng của piperine có trong cà ri và hạt tiêu).
Giờ thì Mẹ đã tự tin hơn trong việc nấu ăn rồi chứ? Mong là những bí kíp đơn giản này của Món Ngon Mỗi Ngày sẽ giúp Mẹ sáng tạo thật nhiều thật nhiều món ngon và dinh dưỡng cho cả nhà nè!