Tổng hợp 10 phẩm chất quan trọng nhất của nhà lãnh đạo
Dựa trên những nghiên cứu của mình, chúng tôi nhận thấy rằng các nhà lãnh đạo vĩ đại thường thể hiện 10 kỹ năng cốt lõi sau đây.
1. Chính trực
Mặc dù không phải một tiêu chí quan trọng trong đánh giá năng lực nhân viên, sự liêm chính là vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của cá nhân và tổ chức. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành cấp cao nhất, những người đang vạch ra chiến lược của tổ chức và hàng loạt những quyết định quan trọng khác. Hãy luôn đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn luôn chú trọng đến tầm quan trọng của sự liêm chính đối với các vị trí lãnh đạo ở các cấp khác nhau.
2. Khả năng trao quyền
Ủy quyền là một trong những trách nhiệm cốt lõi của người lãnh đạo, nhưng để trao quyền hiệu quả thì không hề dễ dàng tí nào. Việc giao nhiệm vụ không chỉ giảm bớt công việc cho bản thân – mà còn góp phần kích thích sự phát triển của nhân viên dưới quyền, nuôi dưỡng tinh thần làm việc nhóm, tạo cơ hội cho nhân viên tự chủ, có khả năng ra quyết định tốt hơn. Để đạt được mục tiêu này, điều quan trọng là bạn cần phải xây dựng lòng tin với nhân viên và trong nội bộ nhóm với nhau.
3. Năng lực giao tiếp tốt
Lãnh đạo và giao tiếp luôn đi đôi với nhau. Bạn cần có khả năng giao tiếp linh hoạt theo nhiều cách khác nhau, từ truyền tải thông tin đến huấn luyện và cố vấn cho nhân viên của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết lắng nghe và giao tiếp với nhiều người ở các vai trò, gốc gác và bản sắc xã hội khác nhau. Chất lượng và hiệu quả của hoạt động giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của chiến lược kinh doanh tổng thể. Ở vị trí quản lý, bạn hãy luôn dành thời gian tìm hiểu cách nói chuyện để cải thiện văn hóa doanh nghiệp theo chiều hướng kết nối hơn.
Đọc thêm: Kỹ năng coaching nhân viên – Cẩm nang cho cấp quản lý
4. Tự nhận thức
Tự nhận thức (self-awarenes) tuy là một kỹ năng thiên về hướng nội, nhưng lại cực kỳ quan trọng đối với công việc lãnh đạo. Càng hiểu rõ bản thân bao nhiêu, bạn càng có thể làm việc hiệu quả hơn bấy nhiều. Bạn có biết người khác đánh giá bạn như thế nào, hoặc cách bạn thể hiện tại nơi làm việc như thế nào không? Nếu chưa, bạn có thể tham khảo 4 phương pháp chắc chắn để tăng cường nhận thức về bản thân sau đây.
5. Lòng biết ơn
Biết ơn là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của nhà lãnh đạo. Lòng biết ơn khiến bạn biết tự trọng hơn, giảm bớt trầm cảm và lo lắng. Rất ít người thường xuyên nói lời “cảm ơn” tại nơi làm việc, thế nhưng hầu hết đều thừa nhận rằng bản thân sẵn sàng làm việc chăm chỉ hơn khi được cấp trên và đồng nghiệp đánh giá cao. Để trở thành người lãnh đạo chân chính, bạn hãy học cách cảm ơn và thực hành lòng biết ơn nhiều hơn ở nơi làm việc.
6. Học hỏi nhanh
Học hỏi nhanh là khả năng biết phải làm gì khi gặp tình huống mới lạ. Bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể trở nên nhanh nhẹn trong học tập thông qua tư duy cầu tiến, thực hành, kinh nghiệm và nỗ lực không ngừng. Để bắt đầu, bạn nên tìm đọc truyện về các nhà lãnh đạo vĩ đại và cách họ thích ứng trong những hoàn cảnh – điều kiện khó khăn.
7. Khả năng thuyết phục người khác
Năng lực thuyết phục mọi người thông qua những lời kêu gọi hợp lý, tình cảm hoặc hợp tác là tố chất tối quan trọng để trở thành một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng. Để có thể tác động đến người khác – đòi hỏi nơi bạn một trí tuệ cảm xúc mạnh mẽ và năng lực tạo dựng niềm tin.
8. Đồng cảm
Sự đồng cảm có mối tương quan mật thiết với hiệu suất công việc – đây là một phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc và hiệu quả trong lãnh đạo. Bằng cách thể hiện sự đồng cảm hơn đối với nhân viên dưới quyền, bạn sẽ dễ dàng tạo dựng niềm tin nơi họ, cũng như được cấp quản lý đánh giá cao hơn. Ngoài ra, điều này cũng góp phần cải thiện hiệu quả công việc cho chính bạn và doanh nghiệp nói chung. May mắn thay, năng lực thấu cảm là một khả năng có thể học được thông qua thực hành và tham gia các khóa đào tạo lãnh đạo.
Đọc thêm: 5 phương pháp quản lý nhân sự hậu Covid-19
9. Lòng can đảm
Trong nhiều trường hợp, bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi muốn lên tiếng tại nơi làm việc – dù đó là bạn muốn trình bày một ý tưởng mới, cung cấp phản hồi cho nhân viên, hoặc thể hiện sự quan tâm của bạn dành cho đồng nghiệp. Đó là lý do tại sao lòng can đảm là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của nhà lãnh đạo. Thay vì trốn tránh vấn đề hoặc để cho mâu thuẫn trở nên căng thẳng hơn, nhà lãnh đạo can đảm sẽ dám đối mặt với thực tế và hành động để đưa mọi thứ đi đúng hướng. Một nền văn hóa nơi làm việc tạo cho nhân viên cảm giác an toàn về mặt tâm lý sẽ khuyến khích họ sẵn sàng nói ra sự thật và trình bày các ý tưởng sáng tạo hơn.
10. Sự tôn trọng
Đối xử với mọi người bằng thái độ tôn trọng là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm ở cương vị lãnh đạo. Việc này sẽ góp phần xoa dịu căng thẳng và xung đột, tạo niềm tin nơi nhân viên và nâng cao hiệu quả làm việc nói chung.
Kết luận
Tuy mỗi nhà quản lý sẽ thể hiện một phong cách lãnh đạo khác nhau, một đặc điểm chung của các nhà quản lý thành công là đều thể hiện ít nhiều 10 phẩm chất trên đây. Nếu nhận thấy bản thân chưa thể hiện đầy đủ những đặc điểm này, bạn cũng đừng quá lo lắng. Có nhiều cách thức để cải thiện năng lực lãnh đạo của bản thân, bao gồm tất cả 10 kỹ năng cốt lõi nêu trên.
Tại ITD World, chúng tôi tin rằng lãnh đạo là một kỹ năng có thể học được – thông qua kinh nghiệm, không ngừng học tập và thích nghi. Miễn là bạn sẵn sàng dành thời gian và công sức để phát triển và hoàn thiện bản thân, chúng tôi tin rằng bạn sẽ phát triển cho mình đủ 10 phẩm chất quan trọng nhất của nhà lãnh đạo trên đây – đồng thời trở thành một người quản lý tài năng trong tương lai.
ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0773999914 , email homnayangieatnowww@gmail.com/ homnayangieatnowww@gmail.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.
Eat Nowww https://homnayangi.info/nha-quan-ly-gioi-can-co-nhung-pham-chat-gi/
https://homnayangi.info